Một cuốn sách học sinh nên đọc


Trong thư gửi cho các em học sinh nhân khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Bác Hồ đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”

Chữ học tập mà Bác dùng ở đây ắt hẳn không chỉ là học tập kiến thức văn hóa, chuyên môn mà là học tập tất cả những gì cần thiết để trở thành một người có giá trị, như Vật lí học Albert Einstein cũng từng nói: “Đừng cố gắng trở thành một người thành công mà hãy cố gắng trở thành một người có giá trị.”

Vậy làm thế nào để trở thành một người có giá trị và sống một cuộc đời có ý nghĩa?

Nhớ lại trong khoảng thời gian hơn 10 năm dạy học, nhiều lần khi dạy các em học sinh lớp 12 tôi thường được nghe về những băn khoăn của các em như: Em không biết chọn nghề gì, không biết chọn trường đại học nào? Em gặp khó khăn trong học tập, em gặp rắc rối trong mối quan hệ của với bạn bè.

Với mong muốn giúp các em trả lời những câu hỏi quan trọng và giải quyết những khó khăn nêu trên. Tôi đã xem lại nhiều cuốn sách từng đọc và nhận ra rằng: Nếu coi việc trở thành một người có giá trị và sống một cuộc đời có ý nghĩa là đích đến thì các em phải tự mình đi trên con đường tới đó và các em cần một người chỉ cho các em con đường hoặc một tấm bản đồ cho hành trình của mình. Hãy tưởng tượng các em cần đến một nơi mà lại chẳng biết đường tới đó, các em sẽ hiểu giá trị của những lời chỉ dẫn, hay giá trị của một tấm bản đồ. Thật vô cùng may mắn có người đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu để làm tặng các em một bản đồ dẫn đường quý báu, đó là cuốn sách: “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt” của tác giả Sean Covey. Một cuốn sách này sẽ giúp các em:

  • Kiểm soát được cuộc đời của mình.
  • Xác định được giá trị của bản thân và quyết định được điều gì là quan trọng nhất đối với bản thân.
  • Tìm được sự cân bằng giữa trường lớp, công việc, bạn bè và những thứ khác.
Trước hết phải nói về sự ra đời của cuốn sách: Người cha của Sean Covey là Stephen R. Covey một tiến sĩ về Religious Education đã dành nhiều năm trong cuộc đời để nghiên cứu về ý nghĩa của cuộc sống, về phương pháp để trở thành một người thành công, ông đã đúc kết: 

“Nếu muốn vượt qua mọi thách thức để đạt được những khát vọng lớn lao, bạn phải biết nhận diện và vận dụng đúng các nguyên lý hay quy luật tự nhiên vào các mục tiêu của mình. Vận dụng thành công một quy luật nào đó phụ thuộc rất nhiều vào trí tuệ, khả năng và sự sáng tạo của từng người, nhưng điều quan trọng nhất là phải biết kết hợp hài hòa các nguyên tắc với nhau.”

Từ các nghiên cứu và phát hiện sâu sắc Stephen R. Covey đã viết lên cuốn sách kinh điển “7 habits of highly effective people” (đã bán được hơn 25 triệu bản, một cuốn sách hay nhất trong thể loại self - help) và con trai ông Sean Covey được nuôi dạy theo các nguyên lý, phương pháp trong cuốn này. Sean thấy rằng các nguyên lý và cuốn sách của cha mình vô cùng giá trị với mọi người, nhưng nội dung của nó còn khó tiếp cận với các bạn trẻ (mà bản thân ông cũng thấy khó hiểu khi còn trẻ). Vì vậy dựa các nguyên tắc, các phương pháp trong cuốn sách của cha mình Sean Covey đã viết lên một cuốn “7 thói quen của bạn trẻ thành đạt” (tựa gốc là “7 habits of highly effective teens” nếu dịch sát nghĩa sẽ là “7 Thói quen của người trẻ có hiệu quả vượt trội”). Ông viết cuốn sách này dành cho tuổi mới lớn (teen age) vì ông cho rằng tuổi mới lớn là một giai đoạn không dài lắm trong cuộc đời nhưng lại rất quan trọng. Và thực sự đây là cuốn sách này hoàn toàn dành cho các bạn tuổi teen vì nó được viết với một văn phong trẻ trung, hấp dẫn, gần gũi với các bạn trẻ, có nhiều hình ảnh minh họa thú vị và có cả các bài tập nhỏ để giúp người đọc thực hành được ngay. Sau khi đọc cuốn sách này chắc chắn các em sẽ cảm ơn sâu sắc đến tác giả vì đã viết lên một cuốn sách tuyệt vời.


Chỉ lưu ý các em là nội dung của cuốn sách rất sâu sắc nên các em các hãy vừa đọc, vừa suy ngẫm đừng đọc nó quá nhanh. Và đây cũng không phải là một cuốn đọc để biết mà là đọc để thực hành nên các em hãy thực hành các thói quen được giới thiệu trong cuốn sách vì như Samuel Smiles đã nói:

Gieo suy nghĩ, gặt hành động;
Gieo hành động, gặt thói quen;
Gieo thói quen, gặt tính cách;
Gieo tính cách, gặt số phận.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Pavel Durov