8 kĩ năng tin học cho giáo viên

Bài viết này tôi xin chia sẻ một số kỹ năng tin học của bản thân mà tôi nghĩ rằng sẽ hữu ích cho bạn đồng nghiệp. Người viết bài cũng biết rằng hiểu biết của mình còn hạn chế nên mong nhận được các ý kiến đóng góp để mang tới nhiều điều hữu ích hơn cho mọi người.

Do nội dung bài viết khá dài nên tôi làm một mục lục nhỏ ở đầu để người đọc dễ theo dõi:


  1. Sử dụng công cụ nhận dạng kí tự quang học trực tuyến
  2. Gõ văn bản 10 ngón
  3. Sử dụng bộ công nghệ lưu trữ đám mây
  4.  Kỹ năng tìm kiếm nâng cao trên Google
  5. Kiểm tra chính tả tiếng Việt tự động trên Microsoft Word
  6. Sao chép định dạng văn bản
  7. Sử dụng Google Docs, Sheets để thu thập dữ liệu Online
  8. Tìm kiếm phần mềm, trang web và khóa học online cần thiết cho công việc

1. Sử dụng công cụ nhận dạng kí tự quang học trực tuyến


Trong quá trình làm việc, giáo viên phải đánh máy lại một số văn bản, bảng biểu. Để thực hiện quá trình này nhanh chóng chúng ta có thể chụp ảnh lại văn bản đó hoặc sử dụng file ảnh, file pdf có sẵn chứa văn bản rồi sử dụng một số công cụ OCR (Optical Character Recognition) giúp nhận dạng ký tự quang học trực tuyến để chuyển về text. Chúng tôi xin đưa ra một ví dụ, chúng tôi có một ma trận đề tham khảo THPT Quốc Gia môn Toán ở dạng ảnh như bên dưới.
Sau đó tôi upload tệp ảnh này lên website https://convertio.co/vn/ocr/ và chọn ngôn ngữ tiếng Việt (có thể chọn ngôn ngữ khác nếu ảnh của bạn chứa văn bản ngôn ngữ đó). Và chuyển đổi sang định dạng Microsoft Word. 
Và thu được kết quả như bên dưới
Lớp
Chuyên dề
Nhân biết
Thông hiểu
Vận dụng
VDC
Số câu
12
Hàm số
3
4
2
3
12
Mũ - Logarit
2
3
2
0
7
Nguyên hàm - Tích phân
2
1
2
1
6
Số phức
1
2
1
1
5
HHKG (phần thể tích)
1
1
0
1
3
11
Tròn xoay
1
1
1
0
3
Hình Oxyz
3
2
1
2
8
HHKG(góc - khoảng cách)
0
1
1
0
2
Tố hợp - Xác suất
1
0
0
1
2
CSC - CSN
1
0
0
0
1
10
PT-BPT
0
0
0
1
1
Tống số câu
15
15
10
10
50
Tỉ lệ (%)
30
30
20
20
100
Chú ý: Riêng đối với các công thức toán học, chúng ta có thể sử dụng ứng dụng nhận dạng Mathpix từ website www.mathpix.com

2. Gõ văn bản 10 ngón

Công việc của giáo viên thường yêu cầu phải soạn thảo văn bản như soạn giáo án, biên soạn đề thi, làm báo cáo, kế hoạch. Nếu bạn không có khả năng gõ bàn phím bằng 10 ngón thì sẽ dẫn đến “lười” soạn văn bản, còn nếu bạn gõ được 10 ngón thì soạn văn bản vài trang A4 cũng chỉ như một thú vui thôi. Vậy thế nào là gõ 10 ngón, đó là:
i) Gõ mà không cần nhìn bàn phím;
ii) Gõ không cần nhìn màn hình và chỉ cần nhìn vào văn bản gốc.
iii) Gõ một cách tự động bằng phản xạ với tốc độ cao, không hề cần quan sát các ngón tay.
Làm sao để có thể gõ 10 ngón, nhiều người cứ nghĩ rằng gõ văn bản nhiều sẽ gõ được 10 ngón. Đây là một sai lầm. Để có 10 ngón bạn cần học và thực hành một cách có bài bản. Xin giới thiệu với bạn một phần mềm mà tôi đã học theo và gõ được 10 ngón trong 12 ngày đó là: Typing Master Pro. Sau học gõ 10 ngón thành công bằng phần mềm này, tôi đã giới thiệu cho nhiều người và họ đều thành công. Typing Master Pro gồm 12 bài, nếu bạn học mỗi ngày 1 bài thì mất khoảng 12 ngày là hoàn thành khóa học. Các bài học được xây dựng từ dễ đến khó, từ lý thuyết đến thực hành được cải tiến liên tục qua nhiều phiên bản để tạo lên một phần mềm dạy gõ 10 ngón tuyệt vời nhất, thích hợp với mọi lứa tuổi.
Giao diện của phần mềm
Website của phần mềm http://www.typingmaster.com/

3. Sử dụng bộ công nghệ lưu trữ đám mây



Hãy tưởng tượng hai tình huống sau:
i) Một ngày xấu trời, bạn bật máy tính, nó không khởi động được. Máy tính của bạn bị hỏng ổ cứng, bao nhiêu tài liệu lưu trữ của bạn trong nhiều năm bị mất hết.
ii) Bạn đang đi công tác, không mang theo laptop và sếp của bạn yêu cầu gửi gấp một tài liệu mà bạn đã làm và lưu trữ ở laptop của mình, bạn đang ở xa không thể quay về nhà ngay lập tức để gửi tài liệu đó.
iii) Bạn có một máy desktop ở cơ quan và một máy laptop ở nhà, bạn thường xuyên phải dùng USB hoặc email để chuyển dữ liệu từ máy này sang máy khác, lúc nhớ lúc quên rất phiền phức và dữ liệu ở 2 máy không đồng nhất với nhau.
Tất cả các rắc rối trên được giải bằng dịch vụ lưu trữ đám mây. Dịch vụ này giúp bạn lưu trữ dữ liệu trực tuyến đồng thời giúp bạn đồng bộ giữ liệu giữa tất cả các thiết bị của bạn như: Máy tính, máy tính bảng, điện thoại, … Hãy hình dung khi bản sửa một file giáo án thì bản lưu trữ trên mạng của nó cũng được sửa theo ngay lập tức, khi bạn bật máy tính hay điện thoại nên thì giáo án của bạn cũng lập tức được cập nhập theo. Bạn hãy thử sử dụng một trong 3 dịch vụ lưu trữ nổi bật hiện nay là:
i) Không lo bị mất dữ liệu khi các thiết bị lưu trữ đột ngột bị hỏng và không cần phục hồi dữ liệu, công việc không bị gián đoạn và máy tính bị hỏng.
ii)Truy cập dữ liệu từ mọi nơi miễn là có kết nối internet, bạn có thể dùng điện thoại hay bất cứ thiết bị nào để truy cập vào các tài liệu của chính mình và gửi email từ bất kì nơi đâu.
iii) Chia sẻ dữ liệu cho nhiều người một cách nhanh chóng và đơn giản, rất thuận tiện trong làm việc nhóm trực tuyến.

4. Kỹ năng tìm kiếm nâng cao trên Google

i) Tìm kiếm chính xác một cụm từ hãy cho nó vào ngoặc kép. Ví dụ khi đọc tiểu thuyết Rừng Na Uy tôi nhớ có một nhân vật đã nói một câu là “đừng bao giờ tự trách mình”. Để tìm xem chính xác nhân vật này đã nói như nào. Tôi nhập vào ô tìm kiếm của Google như bên dưới.




ii) Tìm kiếm một file tài liệu chứa cụm từ mình cần. Ví dụ tôi muốn tìm một tài liệu dạng word chứa cụm từ “phép nghịch đảo”. Vậy thì tôi sẽ vào ô tìm kiếm của Google là:
“phép nghịch đảo” filetype:doc
ii) Tìm kiếm trong một website cụ thể. Tôi đã đọc một bài viết rất hay về bài hát “Thời hoa đỏ” trên website vnexpress.net và bây giờ tôi muốn đọc lại chính xác bài viết đó thì tôi nhập vào ô tìm kiếm của Google là:
“thời hoa đỏ” site:vnexpress.net


Nếu bạn cảm thấy khó nhớ cách mẹo trên thì hãy sử dụng công cụ tìm kiếm nâng cao của Google ở địa chỉ https://www.google.com/advanced_search

5. Kiểm tra chính tả tiếng Việt tự động trên Microsoft Word

Giáo viên thường xuyên phải soạn thảo văn bản, với một văn bản ngắn hay dài thì đều dễ dàng mắc các lỗi chính tả, lỗi đánh máy. Chương trình soạn thảo văn bản phổ biến hiện nay là Microsoft Word và để kiểm soát các lỗi này Word đã có một bộ công cụ kiểm tra tuyệt vời nhưng nó chưa có bản chính thức dành cho tiếng Việt. Vì thế mục này giúp bạn bổ sung khả năng kiểm tra chính tả tiếng Việt tự động và chính xác cho Microsoft Word.
Mời bạn làm theo các chỉ dẫn trong bài viết từ liên kết bên dưới.

Đây là kết quả sau khi thực hiện.

6. Sao chép định dạng văn bản



Sau khi gõ xong văn bản, bạn cần tiến hành định dạng văn bản. Nhiều khi bạn buộc phải định dạng theo một mẫu cho trước (màu sắc, font chữ, kích cỡ, giãn dòng, …) hoặc bạn muốn bắt trước định dạng từ một văn bản mà thấy rất ưng mắt. Cách làm như sau:
Bước 1: Chọn đoạn văn bản mà bạn muốn sao chép định dạng (bôi đen). Và Thực hiện sao chép định dạng bằng tổ hợp phím Ctrl – Shift – C.
Bước 2: Chọn đoạn văn bản cần định dạng (bôi đen). Và thực hiện định dạng bằng tổ hợp phím Ctrl – Shift – V.

7. Sử dụng Google Docs, Sheets để thu thập dữ liệu Online


Trong công việc ở nhà trường giáo viên cần lấy dữ liệu từ học sinh. Giáo viên thường yêu cầu học sinh điền thông tin vào các danh sách và đánh máy lại, vừa mất công sức và đôi khi lại không chính xác. Ví dụ để lấy dữ liệu của học sinh vào đầu năm học như: Số điện thoại gia đình, địa chỉ, …. Chúng ta có thể dùng Google Sheets để tạo ra các bảng tính online và chia sẻ liên kết tới đó, rồi yêu cầu học sinh nhập dữ liệu vào. Hoặc khi hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học chúng ta muốn lấy ý kiến khảo sát về một vấn đề gì đó, thì Google Forms là công cụ tuyệt vời.


Dưới đây là một ví dụ về sử dụng Google Forms

8. Tìm kiếm phần mềm, trang web và khóa học online cần thiết cho công việc

Với sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm hiện nay đã có phần mềm cho hầu hết các nhu cầu về công việc và cuộc sống của con người. Nếu bạn muốn thực hiện một công việc gì đó bạn có thể search Google để tìm phần mềm phục vụ cho công việc đó. Sau đó bạn đọc hướng dẫn sử dụng hoặc vào trang mạng Youtube.com tìm clip hướng dẫn sử dụng phần mềm đó. Ví dụ:

  • Bạn muốn học tiếng Anh. Hãy search: Learning English Software. Bạn có thể tìm thấy Rosetta Stone, Tell me more.
  • Bạn học chơi guitar hãy search: phần mềm dạy guitar. Bạn có thể tìm thấy phần mềm Guitar Pro, Metronome.
  • Bạn muốn quản lý chi tiêu hiệu quả. Hãy search: phần mềm tài chính cá nhân. Bạn có thể tìm thấy phần mềm: Sổ thu chi, Money Lover.
  • Phần mềm vẽ đồ thị hàm số. Hãy search: Plotting of mathematical functions. Bạn có thể tìm thấy vô số phần mềm như: Mathematica, Maple, Geogebra.
  • Bạn muốn học lập trình, học toán hay nghệ thuật hãy đăng kí vào website https://www.khanacademy.org/ và tìm một khóa học phù hợp.





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Pavel Durov